II. Văn bản quy phạm áp dụng thực hiện |
-
Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào
tạo, bồi dưỡng công chức và
Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18 (các văn bản này áp
dụng đối với đối tượng là công chức).
-
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức và
Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào
tạo, bồi dưỡng đối với viên chức (các văn bản này áp dụng đối với
đối tượng là viên chức).
-
Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy
định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo và
Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 10/3/2015 của
Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 143 (các văn bản này không áp dụng đối với người học là cán bộ,
công chức, viên chức và người học theo chế độ cử tuyển).
- Một số văn bản khác như:
Thông tư liên tịch số 75/2000/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 20/7/2000 của
Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT hướng dẫn bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với
các đối tượng được cử đi học ở nước ngoài nhưng không về nước đúng
thời hạn;
Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính
phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; Luật lao
động; Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức ...
|
III. Cách thức xử lý bồi hoàn kinh phí đào tạo |
1. Đối với trường hợp đã có cơ quan công tác:
- LHS có đơn đề nghị, các giấy tờ liên quan (nếu có) gửi đến Cục Đào
tạo với nước ngoài (ĐTVNN) và cơ quan công tác để xem xét bồi
hoàn/miễn, giảm bồi hoàn.
- Cơ quan công tác của LHS có ý kiến, đề nghị bằng văn bản gửi tới
Cục ĐTVNN (nếu có).
- Cục ĐTVNN cung cấp thông tin bằng văn bản tổng kinh phí NSNN đã
cấp cho LHS trong quá trình học tại nước ngoài và thông tin tài
khoản nhận tiền bồi hoàn gửi tới cơ quan LHS.
- Cơ quan công tác của LHS căn cứ vào các quy định hiện hành (tùy
từng đối tượng sẽ áp dụng tại phần II, mục 1,2,4) để thực hiện xét
bồi hoàn kinh phí đào tạo. Sau khi có kết quả xét bồi hoàn kinh phí
đào tạo, cơ quan công tác của LHS gửi báo cáo kết quả cho Cục ĐTVNN.
2. Đối với trường hợp chưa có cơ quan công tác:
- LHS có đơn đề nghị, các giấy tờ liên quan (nếu có) gửi đến Cục
ĐTVNN để xem xét bồi hoàn/miễn, giảm bồi hoàn.
- Bộ GD&ĐT thành lập hội đồng xét bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy
định hiện hành (áp dụng tại phần II, mục 3,4) và Hội đồng trình lãnh
đạo Bộ ra Quyết định bồi hoàn/ miễn, giảm bồi hoàn đối với LHS; Cục
ĐTVNN thông báo kết quả xét bồi hoàn đến LHS.
Lưu ý: a) Những trường hợp vì lý do bất khả kháng như ốm đau,
bệnh tật, thiên tai, chiến tranh, không hoàn thành khóa học cần gửi
hồ sơ (bản gốc) đến Cục ĐTVNN, cơ quan công tác (đối với trường hợp
đã có cơ quan công tác) để xử lý thủ tục xét bồi hoàn/miễn giảm bồi
hoàn kinh phí theo quy định hiện hành. Hồ sơ gồm:
- Đơn của LHS đề nghị miễn hoặc giảm kinh phí bồi hoàn;
- Bản dịch hợp lệ giấy xác nhận lý do LHS về nước của cơ sở đào tạo
nước ngoài;
- Bản dịch hợp lệ xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền ở nước sở
tại về bệnh tật, sức khỏe ... liên quan đến khả năng LHS tiếp tục
học tập ở nước ngoài;
- Xác nhận của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại;
- Công văn đề nghị của cơ quan công tác trong nước (đối với LHS đã
có cơ quan công tác);
- Xác nhận của địa phương về hoàn cảnh gia đình thuộc diện khó khăn
(nếu có).
b) Trường hợp LHS không có hồ sơ gửi đến Cục ĐTVNN hoặc cơ quan công
tác (đối với trường hợp đã có cơ quan công tác) để xem xét bồi
hoàn/miễn giảm bồi hoàn thì quy định xử lý bồi hoàn vẫn được thực
hiện như trên.
c) Trường hợp LHS đã hoàn thành khóa học hoặc chưa hoàn thành khóa
học, tự ý ở lại nước ngoài, không về nước, không có báo cáo, Cục
ĐTVNN sẽ phối hợp với cơ quan công tác LHS (đối với LHS đã có cơ
quan công tác) và các đơn vị chức năng liên quan như Cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước sở tại, cơ quan di trú của nước ngoài ... yêu
cầu LHS về nước thực hiện nghĩa vụ theo quy định.
|